Ngành đào tạo: Cử nhân Khoa học quản lý

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo đại học ngành Khoa học quản lý nhằm đào tạo nguồn nhân lực quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, người học có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác; đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước và t­ư nhân; có khả năng quản lý công tác nhân sự, định mức, tiền l­ương, bảo hiểm của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp; quản lý công tác lao động việc làm, phúc lợi cho ng­ười lao động, các chính sách ư­u đãi xã hội và xóa đói giảm nghèo; quản lý xã hội về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, giáo dục - đào tạo…

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Cử nhân Khoa học quản lí và có thể hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Làm việc ở các phòng, ban, phân x­ưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nư­ớc hoặc tư­ nhân (phòng hành chính - nhân sự, hành chính – tổng hợp, tổ chức cán bộ, tiền lư­ơng – tiền công…) và các cơ quan quản lý nhà nư­ớc từ trung ­ương tới địa phương (UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn lao động các cấp…);

- Công tác trong ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thư­ơng mại, bảo hiểm, luật, chính trị…;

- Làm công tác giảng dạy ở các tr­ường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 Tiếng Việt thực hành
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 4 Pháp luật đại cương
5 Đường lối CM của Đảng CSVN 6 Lịch sử văn minh thế giới
7 Phương pháp luận NCKH 8 Dân tộc học đại cương
9 Xã hội học đại cương 10 Tiếng Anh 1
11 Cơ sở văn hóa Việt Nam 12 Tiếng Anh 2
13 Tâm lý học đại cương 14 Tiếng Anh 3
15 Tin học đại cương 16 Môi trường và phát triển bền vững
17 Thống kê xã hội học 18 Tôn giáo học đại cương
Kiến thức ngành/chuyên ngành
1 Lôgic học đại cương 2 Quản lý nguồn nhân lực
3 Kinh tế học đại cương 4 Quản lý hành vi trong tổ chức
5 Lý thuyết hệ thống 6 Quản lý nguồn nhân lực
7 Khoa học quản lý đại cương 8 Quản lý hành vi trong tổ chức
9 Tiếng Anh chuyên ngành 10 Quản lý dự án
11 Lịch sử tư tưởng QL 12 Quản lý chất lượng
13 Lý luận hành chính nhà nước 14 Tài chính công
15 Tổ chức học đại cương 16 Quản lý khu vực công
17 Khoa học chính sách 18 Quản lý khoa học và công nghệ
19 Chính trị học đại cương 20 Luật lao động
21 Luật hành chính 22 Tổ chức lao động khoa học
23 Độc học môi trường 24 Định mức lao động
25 Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội 26 Tiền lương và thu nhập
27 Chính sách bảo đảm xã hội 28 Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội
29 Chính sách xóa đói giảm nghèo 30 Chính sách xã hội về dân tộc thiểu số
31 Chính sách lao động & việc làm 32 Chính sách phúc lợi xã hội
33 Pháp luật về khoa học và công nghệ 34 Tổ chức khoa học và công nghệ
35 Quản lý khoa học 36 Quản lý công nghệ
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần hay thế

Nội dung một số học phần bắt buộc

Khoa học quản lý đại cương

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý. Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc, phương pháp quản lý và quy trình quản lý để vận dụng vào thực tiễn của các lĩnh vực và cấp độ quản lý.

Lịch sử tư tưởng quản lý

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nội dung của các tư tưởng cũng như các học thuyết quản lý ở phương Đông và phương Tây, từ thời cổ đại đến thời kỳ hiện đại.

Lý luận hành chính nhà nước

Học phần giúp sinh viên nắm được những khái niệm, phạm trù, những kiến thức lý luận cơ bản về khoa học hành chính nhằm áp dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Tổ chức học đại cương

Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về tổ chức (khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành tổ chức, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của tổ chức học); mối quan hệ giữa tổ chức và xã hội; các quy luật cơ bản có chi phối đến tổ chức; các vấn đề quyền lợi, lợi ích và xung đột trong tổ chức; văn hóa tổ chức và các bước thiết kế tổ chức.

Luật hành chính

Trang bị cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về nhất về nghành Luật Hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp sinh viên hiểu, vận dụng pháp luật vào thực tế làm cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Hành chính và quản lý hành chính.

Chính trị học đại cương

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về khoa học chính trị; quyền lực chính trị; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị; văn hóa chính trị; con người và thủ lĩnh chính trị.

Quản lý nguồn nhân lực

Môn học cung cấp cho người học về các hoạt động quản lý nhân lực nhằm thực hiện các chức năng: thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì nguồn nhân lực qua các nội dung cụ thể như: Phân tích công việc; Kế hoạch hóa nhân lực; Tuyển dụng nhân lực;  Đào tạo và phát triển nhân lực; Đánh giá nhân lực; Phúc lợi; Quan hệ lao động

Quản lý hành vi trong tổ chức

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học hành vi trong tổ chức để giúp họ hiểu được nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành vi của các thành viên trong tổ chức để lựa chọn phong cách lãnh đạo và tác động QL phù hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực của tổ chức.

Quản lý dự án

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư; Tổng quan về các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư; Phân tích kinh tế-xã hội của dự án đầu tư; Phân tích, thẩm định các dự án đầu tư; Phân tích kinh tế-xã hội của dự án đầu tư; Quản lý rủi ro trong dự án.

Quản lý chất lượng

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng nhằm hình thành cơ sở lý luận và tư duy quản lý chất lượng để tiếp tục nghiên cứu về các ứng dụng của hệ thống quản lý chất lượng trong các loại hình tổ chức.

Tài chính công

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản lý tài chính công căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực tài chính nhà nước; các khía cạnh của tài chính công, nhất là hoạt động quản lý thu (thuế và lệ phí), chi và cân đối ngân sách nhà nước.

Quản lý khu vực công

Học phần giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tổng quan khu vực công; Quản lý chiến lược trong khu vực công; Quản lý tài chính trong khu vực công; Quản lý nhân lực trong khu vực công; Quản lý công nghệ thông tin trong khu vực công; Quản lý chất lượng trong khu vực công.

Định mức lao động

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về khoa học tổ chức lao động để xây dựng định mức lao động làm cơ sở trả lương, trả công lao động hợp lý và công bằng

Tiền lương và thu nhập

Giúp cho người học nắm được các quy định về tiền lương, các loại phụ cấp hiện hành; các hình thức trả lương và cách áp dụng các hình thức trả lương trong tổ chức; đồng thời cung cấp những kiến thức về quản lý tiền lương, quy chế trả lương.

Chức danh và tiêu chuẩn công chức - viên chức

Giúp cho người học nắm được các quy định về công chức, viên chức như các khái niệm, phân loại công chức, viên chức, quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Bảo hiểm xã hội

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức cũng như nội dung chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và mục tiêu, phương pháp của việc hoạch định chính sách Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Chính sách bảo đảm xã hội

Môn học giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về bảo đảm xã hội và chính sách bảo đảm xã hội; vai trò chức năng nhiệm vụ của bảo đảm xã hội; cơ sở và quy trình hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách cứu trợ xã hội; nội dung các chế độ của chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách cứu trợ xã hội; quy trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách cứu trợ xã hội; đánh giá việc thực hiện hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách cứu trợ xã hội; phương hướng và giải pháp cho việc hoạch định và thực thi chính sách bảo đảm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách cứu trợ xã hội.

Chính sách xóa đói giảm nghèo

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về đói nghèo như thực trạng,  nguyên nhân nghèo đói, quá trình hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách lao động và việc làm

Chính sách lao động việc làm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất , khái quát nhất về nguồn lao động, chính sách phát triển, sử dụng và phân bổ nguồn lao động xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đó, bước đầu giúp sinh viên xây dựng kỹ năng nhận diện và giải quyết những vấn đề về lao động việc làm trong thực tiễn quản lý.

Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội

Trang bị những kiến thức cơ bản về tệ nạn xã hội và công tác phòng chống tệ nạn xã hội nhằm giúp họ nhận thức bản chất của tệ nạn xã hội để trực tiếp tham gia phòng chống tệ nạn xã hội hoặc tư vấn cho các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Chính sách xã hội về dân tộc thiểu số

Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về cơ sở của việc ban hành chính sách xã hội về dân tộc thiểu số; Chính sách dân tộc thiểu số trong lịch sử; Thực thi chính sách xã hội về dân tộc thiểu số; Đánh giá việc thực thi và hoàn thiện chính sách xã hội về dân tộc thiểu sô