NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI KHAI GIẢNG CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ "CAN THIỆP SỚM, GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VÀ LOẠN TỰ KỶ"

Những năm gần đây, số trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tăng cao, trong đó đặc biệt gia tăng số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ mắc bệnh về tâm lý rối loạn phổ tự kỷ, khó khăn về ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý,...  có thể can thiệp hiệu quả, song đòi hỏi cần có sự can thiệp sớm, khoa học, bài bản tại cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức và hiểu biết về căn bệnh. Có những gia đình nhận biết con mình có biểu hiện không bình thường, song lúng túng không biết phải làm thế nào để giúp con phát triển, hòa nhập. Gia đình có điều kiện đưa con đến trung tâm hỗ trợ, bệnh viện ở các thành phố lớn để gửi con, hy vọng con sớm được phát triển bình thường. Tuy nhiên, có cha mẹ dù đã phát hiện con mình khác biệt hoặc biết rõ con mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ nhưng chủ quan, sợ bị kỳ thị nên giấu bệnh, không giúp con chữa trị. 

Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu xã hội và nhu cầu về nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, Đảng ủy, BGH Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) - Đại học Thái Nguyên cho phép Bộ môn Công tác xã hội thực hiện việc kết nối đào tạo với Trường CĐSPTW tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt.

Tại buổi khai giảng Khoá 1 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ” tại Trường Đại học Khoa học với gần 50 học viên, khóa đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc theo đúng các quy định hiện hành.

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Tại Lễ Khai giảng đã Công bố Quyết định mở lớp “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ” tại cơ sở đào tạo Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, lớp bồi dưỡng là cơ sở pháp lý, là nền tảng xây dựng mối quan hệ hợp tác đào tạo tốt đẹp, lâu dài và chất lượng giữa hai cơ sở đào tạo.

Lớp Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ “Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ” lần đầu tiên được tổ chức tại Thái Nguyên, đây là cơ sở để đặt dấu mốc quan trọng cho mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa hai bên trong công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, trong công tác thực hành, thực tập nghề nghiệp và cả cơ hội về tuyển dụng.

Trong hình ảnh có thể có: 14 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong Lễ Khai giảng long trọng hôm nay, PGS. TS Nguyễn Văn Đăng - Bí thư Đảng Uỷ, Hiệu trưởng Trường ĐHKH - Đại học Thái Nguyên phát biểu và chúc mừng sự khởi đầu hợp tác tốt đẹp giữa trường Đại học Khoa học và trường CĐ SPTW và mong muốn hai Nhà trường duy trì và phát triển hoạt động đào tạo liên kết có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhàMột số hình ảnh tại buổi khai giảng:

Trong hình ảnh có thể có: 38 người, mọi người đang cười, trong nhàTrong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhàTrong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứngTrong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, phòng khách và trong nhàTrong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhàTrong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, bầu trời và ngoài trời