Giới thiệu - Bộ môn Khoa học quản lý

Thực tế đã chứng minh và khẳng định, sự phát triển xã hội và sự thành công của bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng không thể thiếu vai trò của nhà quản lý - những người đảm nhận trách nhiệm tổ chức và điều hành. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều người vẫn quan niệm nhà quản lý là một vị trí công tác trong tổ chức chứ chưa hẳn là một nghề xã hội. Do đó, trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã bỏ trống việc đào tạo ra những nhà quản lý chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề.

Đối với khu vực trung du và miền núi phía Bắc thì nhân lực quản lý được đào tạo bài bản lại càng khan hiếm do những đặc thù về mặt địa lý, kinh tế - xã hội. Nhưng với vị trí là một trong những khu vực có vị trí quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế, nơi khu trú của trên 30 tộc người nên việc đào tạo cán bộ quản lý vừa là yêu cầu bức thiết vừa có tính đặc thù. Nhận thức được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đối với nhân lực quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên mở ngành đào tạo Cử nhân Khoa học quản lý nhằm cung cấp nhân lực có trình độ cho khu vực và cả nước.

Được thành lập năm 2006, đến nay Bộ môn Khoa học quản lý (trực thuộc Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn) đã và đang đào tạo hệ chính quy với 2 chuyên ngành là Quản lý nguồn nhân lực và Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. Bắt đầu từ lớp Cử nhân Khoa học quản lý K10, chuyên ngành Quản lý văn hóa, dân tộc và tôn giáo sẽ được đưa vào chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tổng số cán bộ của Bộ môn: 11. Trình độ: Tiến sĩ: 02; Thạc sĩ: 01; Cán bộ đang NCS: 01; Cán bộ chuẩn bị bảo vệ Luận văn thạc sĩ: 05.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Với mục tiêu đào tạo những cử nhân vững vàng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng thực hành nghề, chương trình đào tạo của Bộ môn Khoa học quản lý được thiết kế đảm bảo tính mới, cập nhật, mềm dẻo, linh hoạt. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, tận tâm với công việc và không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là một lợi thế để Bộ môn có những bước tiến vượt bậc kể từ khi thành lập đến nay. Cùng với việc áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp trang thiết bị hiện đại, giảng viên của Bộ môn đã tạo ra những tiết học thực sự lý thú và bổ ích với sinh viên. Trong những năm vừa qua, Bộ môn Khoa học quản lý dần khẳng định vị thế của mình với các cơ sở đào tạo khác và là địa chỉ tin cậy cho những bạn trẻ muốn khẳng định mình trong lĩnh vực quản lý.

Thực tập, thực tế

Theo học ngành Khoa học quản lý, sinh viên còn có nhiều điều kiện, cơ hội thâm nhập, tìm hiểu thực tiễn quản lý thông qua các chuyến thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị như các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các công ty, doanh nghiệp,… Đây là dịp để các bạn kiểm chứng, tích lũy không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng làm việc nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trình lập nghiệp sau này.

Hoạt động ngoại khóa

Với phương châm học đi đôi với hành, học tại nhiều không gian khác nhau, Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn không chỉ cập nhật chương trình, xu hướng đào tạo mới mà còn tạo dựng những cơ hội, môi trường học tập lý thú cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa có tính đặc trưng nghề nghiệp như chương trình Nhà quản lý tương lai, sinh viên diễn án, tài năng sinh viên,… Thông qua các hoạt động này, sinh viên có thể trao đổi, giao lưu và học hỏi lẫn nhau, đồng thời được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với những nhà quản lý thành đạt trên nhiều lĩnh vực, lắng nghe những chia sẻ và kinh nghiệm quý báu trên con đường vươn tới thành công của họ. Từ đó, giúp cho sinh viên xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn để có một tương lai tốt đẹp nhất.

Bên cạnh hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được Bộ môn chú trọng quan tâm. Hàng năm, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên được triển khai và nghiệm thu đạt kết quả cao. Nhiều đề tài trong số đó đã trở thành nguồn học liệu quan trọng cho cán bộ, giảng viên của ngành trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Từ khi thành lập đến nay, bộ môn Khoa học quản lý luôn chú trọng vào công tác NCKH và xem đây là nhiệm vụ then chốt của giảng viên, sinh viên. Nhận thức rõ việc giảng dạy bậc đại học không thể tách rời hoạt động nghiên cứu khoa học, Bộ môn đã liên tục động viên, tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên công bố kết quả bảo vệ công trình khoa học, phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy ở tất cả các hệ đào tạo. Hiện nay, Bộ môn xác định hướng nghiên cứu cơ bản về quản lý nhân lực, quản lý chính sách, quản lý văn hóa, dân tộc và tôn giáo.

- Số lượng đề tài cấp Bộ: 01; cấp Đại học: 02, cấp cơ sở: 06.

- Số lượng bài báo đăng trên các Tạp chí trong nước: 12; quốc tế: 02

- Số lượng bài viết tham gia Hội thảo khoa học trong nước: 02; quốc tế: 06

- Nghiệm thu 21 đề tài NCKH sinh viên và 25 Khóa luận tốt nghiệp

HỌC SINH SINH VIÊN

Cơ hội học tập

Chuẩn đầu vào hàng năm của ngành Cử nhân Khoa học quản lý dao động từ 15 - 18 điểm, tỷ lệ chọn là khoảng 1/5, số lượng tuyển vào là 100 sinh viên/lớp với cả khối C và khối D. Đây là một sự lựa chọn khá vừa sức đối với phần đông các bạn học sinh để có thể thực hiện ước mơ giảng đường của mình.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Khoa học quản lý có thể làm việc tại:

- Các phòng, ban, phân x­ưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nư­ớc hoặc tư­ nhân (phòng Hành chính - Nhân sự, Hành chính - Tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Tiền lương,…);

- Các cơ quan quản lý nhà nư­ớc từ trung ­ương tới địa ph­ương (UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn lao động các cấp,…);

- Công tác trong ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thư­ơng mại, bảo hiểm, luật, chính trị…;

- Làm công tác giảng dạy ở các tr­ường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm

Cử nhân Khoa học quản lý sẽ có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm rất thiết thực trong cuộc sống và công việc sau này: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng làm một CV ấn tượng, kỹ năng dành cho các nhà quản lý tương lai,... ; tham gia các lớp Nghiệp vụ Hành chính văn phòng, Nghiệp vụ Báo chí, Nghiệp vụ sư phạm, …

 

Công trình khoa học

[1] Nguyễn Trọng Luật (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ sở hữu trí tuệ Thái Nguyên, Đề tài khoa học cấp Đại học.

[2] Trần Thị Hồng (2012), Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm cho môn Tổ chức học đại cương, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

[3] Trần Thị Hồng (2011), Xây dựng Bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính học phần Lịch sử tư tưởng quản lý, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

[4] Lê Thị Ngân (2011), Mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương, Đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Bộ.

[5] Nguyễn Thị Kim Phương (2011), Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm học phần Khoa học quản lý đại cương, Đề tài khoa học cấp Đại học.

[6] Nguyễn Thị Kim Phương (2011), Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính học phần Xã hội học đại cương, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

[7] Bùi Trọng Tài (2011), Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm cho môn Chính trị học đại cương, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

[8] Nguyễn Thị Kim Phương (2010), Xây dựng bài giảng điện tử môn Quản lý nguồn nhân lực theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học. Đề tài khoa học cấp cơ sở.

[9] Trần Thị Hồng (2009), Xây dựng Bộ ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm môn Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

Danh mục các bài báo

[1] Chinho Lin, Conghoang Nguyen, Binshan Lin, (2013) "Impact of cultural differences on foreign customers' perceived local services", Journal of Services Marketing, Vol. 27 Iss: 6, pp.500 – 510.

[2] Trần Thị Hồng (2013), “Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học”. Tạp chí Đại học Thái Nguyên, Việt Nam.

[3] Trần Thị Hồng (2013), “Thực trạng khai thác nguồn tài liệu tại Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên của sinh viên Trường Đại học Khoa học”Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Việt Nam.

[4] Nguyễn Thị Linh, Lương Công Trạng (2013)Những khuyến nghị trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Võ Nhai. Tạp chí Dân tộc (Ủy ban dân tộc miền núi Trung ương), Việt Nam.

[5] Trần Thị Hồng (2012), “Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên”Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, Việt Nam, tháng 7/2012.

[6] Chinho Lin, Conghoang Nguyen (2011). “Exploring E-payment Adoption in Vietnam and Taiwan”. Journal of Computer Information Systems (SCI), Vol. 51 Iss:4, pp. 41-52.

[7] Lê Thị Ngân (2011), “Ái tình trong tiểu thuyết Lê Văn Trương”, Tạp chí KH&CN - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam, tập 87, tr, 13-18.

[8] Lê Thị Ngân (2011), “Phẩm chất người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Việt Nam, số 201, tr. 38-43.

[9] Lê Thị Ngân (2011), “Chất phiêu lưu trong cốt truyện của tiểu thuyết Lê Văn Trương”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Việt Nam.

[10] Lê Thị Ngân (2011), “Lê Văn Trương và hiệu ứng đa chiều của tính đạo lý”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Việt Nam, số 323, tr. 96- 104.

[11] Lê Thị Ngân (2010), “Nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương”, Tạp chí KH&CN - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam, số 65, tr. 85-90.

[12] Lê Thị Ngân (2009), “Công chúng văn học của Lê Văn Trương”, Tạp chí KH&CN - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam, tập 53, tr. 30-34

[13] Lê Thị Ngân (2008), “Lê Văn Trương - cuộc đời và trang sách”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Việt Nam, số 433, tr. 41- 46.

[14] Lê Thị Ngân (2007), “Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trương”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Việt Nam, số 279, tr. 91-114.

Danh mục các bài viết Hội thảo

[1] Nguyen Cong Hoang, Pham Thi Phuong Thao (2013). Vietnamese scholars in international collaboration: A viewpoint from science research publications. The 5th Engaging with Vietnam – An Interdisciplinary Dialogue Conference, Thai Nguyen, Viet Nam.

[2] Nguyen Cong Hoang, Pham Thi Phuong Thao (2013). Adaptation and Transformation in Working: Experiences of Immigrant Vietnamese Nurses in Taiwan Healthcare Environment. The 2nd International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies, Tainan, Taiwan.

[3] Trần Thị Hồng (2013). Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội: Nghiên cứu trường hợp Đại học Khoa học. Hội thảo Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Việt Nam.

[4] Conghoang Nguyen, Chinho Lin (2011). Foreign Customers‟ Word of Mouth on Service Industry in Taiwan. The 11th International Conference of Decision Science Institute and the 16th Asian Pacific DSI Joint Meeting. Taipei, Taiwan.

[5] Chinho Lin, Conghoang Nguyen, Ya-Jung Wu, Hsiuwen Huang, Yishun Chung (2011). On Critical Success Factors for Collaboration of Technology commercialization between University and Firm: Examples of NCKU. International Conference on Pacific Rim Management, Tainan, Taiwan.

[6] Nguyen Cong Hoang (2010). Marriages through Life Partner Matchmakers from Institutional and Managerial Perspectives: Case of Vietnamese immigrants in Taiwan. International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies, Tainan, Taiwan.

[7] Conghoang Nguyen, Chinho Lin (2009). Evaluating Human Resource as National Competitiveness in Vietnam - A comparison with Thailand and Cambodia. The 14th Asia Pacific Management Conference, Surabaya, Indonesia.

[8] Conghoang Nguyen, Chinho Lin (2009).The adoption of E-payment in Vietnam and Taiwan. Decision Science Institute – 40th Annual Meeting, New Orleans, Louisiana, USA.