10 phương pháp học đại học hiệu quả dành cho sinh viên

Học đại học thật thú vị biết bao. Đó là bốn năm của sự tự do, sôi nổi và trưởng thành. Bạn có thể trò chuyện thâu đêm với bạn bè, khám phá hết nơi này đến nơi khác, cuống cuồng lên mỗi khi đến hạn nộp đồ án và tiểu luận, hoặc có thể ngồi ngay ở ghế đá ăn qua loa bữa trưa. Bạn được quyền làm những điều này mà không phải gánh chịu bất kỳ lời than thở hay sự quản lý ngặt nghèo nào từ cha mẹ. Rõ ràng, bạn thấy mình tự chủ và đời bạn như chưa bao giờ được tự do đến thế.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu hơn bốn năm đại học không phải là thời gian để bạn xao lãng học hành và tận hưởng cuộc sống theo lối chơi thả phanh sau những vất vả đã trải qua đời học sinh. Đây là bốn năm vô cùng quan trọng suốt cuộc đời sau này của bạn. Không những nó ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn sau này mà còn là thời kỳ bạn rèn luyện và khẳng định cái tôi và nhân cách của mình. Bởi thế, nếu bạn lãng phí bốn năm đại học, sau này trên đường đời, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và hối tiếc tại sao trước kia mình không cố gắng rèn luyện.

1. Mỗi bài giảng đặt một câu hỏi

Không dễ để lúc nào cũng tỉnh táo trong suốt bài giảng. Đặc biệt khi lớp học diễn ra vào buổi sáng, hoặc ngay sau bữa trưa thịnh soạn, và bạn phải cố gắng hết sức để giữ cho mắt khỏi cụp xuống… cụp xuống dần… thậm chí gần đến mức… nhắm tịt…Và cứ như vậy, bài giảng cứ thế trôi qua mà bạn chẳng học được điều gì ngoài việc làm sao để lau sạch nước dãi trên quyển vở. Nếu bạn mong muốn thành công ở trường đại học, bạn cần phải làm tất cả những gì có thể để chống lại điều này. May mắn thay, một trong những cách hữu hiệu nhất để luôn tập trung và hứng thú với bài giảng là thực hiện một việc cực kì đơn giản: Mỗi bài giảng luôn đặt ít nhất một câu hỏi.

Vào tối hôm trước khi bạn đọc tài liệu chuẩn bị cho bài giảng, hãy viết ra một loạt câu hỏi. Sau đó, một lần nữa trong lớp.hãy xem xét kĩ lưỡng những tài liệu mà giảng viên đề cập, điều chỉnh và trau chuốt những câu hỏi cho phù hợp. Cuối cùng chừng nào bạn thấy câu hỏi của mình có ý nghĩa và làm rõ một điểm quan trọng nào đó trong bài giảng,hãy đặt câu hỏi. Bí quyết ở đây là, bạn luôn tham gia đặt câu hỏi nhưng không hề xử sự thiếu tế nhị như đám sinh viên vô ý trên hàng ghế đầu cứ nửa phút đặt câu hỏi một lần.

2. Học hàng ngày

Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công ở bậc đại học là ngăn chặn sự mất hứng đó. Và may mắn thay, không giống như chơi golf, mục tiêu này dễ thực hiện hơn rất nhiều. Điều cần nhớ ở đây là hãy kiên trì. Sinh viên thường mất hứng khi trải qua một kỳ nghỉ dài không đụng gì đến sách vở, và rồi cảm thấy khó có thể quay trở lại nhịp làm việc bình thường. Để ngăn chặn điều đó, bạn cần phải học một khối lượng bài vở nào đó mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ mọi kế hoạch giao lưu với bạn bề vào dịp cuối tuần và trở thành kẻ mọt sách. Thay vì vậy, hãy học một chút mỗi ngày. Vào thứ sáu bạn có thể học khoảng một tiếng ngay sau khi tan học, bạn sẽ thấy khá dễ chịu.Vào tối thứ bảy, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc đi chơi cùng bạn bè, nhưng chiều hôm đó hãy dành ra chút thời gian để làm một hay hai bài tập trong khi tất cả mọi người còn đang lơ mơ ngủ. Chủ nhật là ngày làm việc, bạn chỉ cần hoạt động như bình thường. Và không nên nghỉ một ngày nào trong tuần cả.

Khi làm bài tập, bạn sẽ thấy có động lực hơn. Khi học mỗi ngày, bạn sẽ thấy có động lực từng ngày. Bằng cách không phép bản thân chìm vào những đợt nghỉ dài không đụng đến sách vở, bạn sẽ ngăn chặn được khả năng rơi vào những chuỗi ngày mất hứng mà nếu bước vào sẽ rất khó thoát ra. Một cam kết bền vững hàng ngày đối với việc học sẽ tạo ra một chu trình cũng cố kiến thức và tăng năng suất tuyệt vời. Chu trình đó sẽ giúp bạn trở thành”tay golf”xuất sắc trong việc học. Việc bạn học mỗi ngày bao nhiêu không quan trọng miễn là nếu học một chút mỗi ngày, bạn sẽ đạt được trạng thái cân bằng dễ dàng hơn hẳn.

3. Học theo những khoảng thời gian 45 phút

Theo tư duy truyền thống trong các trường đại học, cách học hiệu quả nhất để hoàn thành một khối lượng lớn bài vở là: (1) chất đống sách vở, ghi chép, và đề cương ôn tập đặt ngay trước mặt; (2) học đến khi mệt lả thì thôi; (3) tỉnh dậy vài giờ sau đó và tự hỏi mình đang ở đâu; (4) lau hết nước dãi trên đống sách bằng một chiếc khăn ẩm; (5) uống một lượng lớn cà phê; (6) lặp lại quá trình vừa rồi.

Đừng làm như vậy. Khi bạn làm bài tập về nhà, dù là đọc sách, ghi bài, làm việc trong phòng thí nghiệm, học từ mới, hãy cố gắng làm mỗi việc trong khoảng 45 phút. Hãy nghỉ giải lao khoảng mười phút giữa mỗi khoảng 45 phút làm việc. Đây là bí quyết cho bất kỳ sinh viên thành công nào.

Tại sao lại là 45 phút? Trước hết, điều này có cơ sở khoa học rất thuyết phục. Những ai nghiên cứu về khoa học nhận thức đều biết cách vẽ sơ đồ trí nhớ theo thời gian, và chỉ ra rằng các chu kỳ xấp xỉ 45 phút, xen vào đó những phút giải lao, có thể tối đa hóa lượng kiến thức bạn học và ghi nhớ trong khoảng thời gian đó như thế nào. Nhưng cũng quan trọng không kém, việc chia tất cả công việc của bạn thành khoảng thời gian làm việc rõ ràng, cụ thể sẽ cung cấp cách học hệ thống cho bạn. Nếu có năm giờ để đọc tài liệu, bạn sẽ nhìn vào đống sách trước mặt mình một cách vô vọng. Làm sao có thể tập trung vào chương đầu tiên nếu biết rằng sau đó còn rất nhiều phần? Nhưng nếu bạn chỉ cần tập trung khoảng 45 phút một lần, thì điều không thể bỗng dưng biến thành có thể. Năm lần đọc như vậy dường như không quá tệ. Bạn có thể đọc ba lần như vậy trước bữa tối, và sau bữa tối đọc hai lần, hay theo bất cứ cách nào mà bạn thấy phù hợp nhất, và ngay lập tức bài tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Còn chưa kể đây là cách học hiệu quả nhất đối với não bộ con người.

4. Viết thật nhiều – không chỉ là những bài tập trên lớp.

Kỹ năng quan trọng số một của một sinh viên đại học là viết luận. Kỹ năng quan trọng số hai của một sinh viên đại học cũng là viết luận. Kỹ năng quan trọng số ba của một sinh viên đại học, hẳn bạn đã đoán ra, lại là viết luận. Điều này đặc biệt đúng đối với sinh viên ngành khoa học xã hội và ngành ngoại ngữ.

5. Đừng quan tâm đến điểm số của bạn cùng lớp

Ít nhất một lần trong đời, bạn đã so sánh điểm số của mình với người khác.

Thay vì buồn rầu hay tức tối, chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ tích cực hơn. Chẳng hạn, hãy suy nghĩ xem tại sao người bạn đó lại được điểm cao hơn bạn. Có thể cô ấy đã tập trung học một chủ đề hoặc một cuốn sách nào đó vô tình liên quan đến nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra. Có thể trước khi thi, cô ấy biết cách phân bố thời gian để ôn tập và chuẩn bị tốt. Có thể cô ấy đã bị điểm kém trong bài kiểm tra trước, và lần này cô ấy quyết tâm làm bài tốt bằng mọi giá. Có thể cô ấy biết cách nghĩ ngơi để dưỡng sức trước khi thi. Bạn thấy đấy, có rất nhiều yếu tố hợp lý có thể giải thích kết quả thi tốt hay không tốt trong một ngày nhất định, và chúng hầu như không liên quan gì đến trí tuệ.

6. Chăm chỉ đến lớp

Có hàng trăm lý do bạn có thể viện ra để nghỉ học: tôi mệt quá, tôi thấy khi lớp học hơi ngột ngạt, bài giảng có trên mạng rồi, chỉ việc tải về là xong, tôi còn nhiều việc phải làm lắm, tôi không muốn bỏ lỡ tập tiếp theo của bộ phim ưa thích buổi sáng đâu. Tất cả những điều này không phải là lý do chính đáng. Bạn phải chăm chỉ đến lớp học!

Các bài giảng là nguồn kiến thức quan trọng nhất trong bất kỳ môn học nào. Giảng viên sẽ nói cho bạn những gì họ thấy cần thiết về một đề tài, điều gì không cần thiết, phương pháp phù hợp để tiếp cận, phân tích hay thảo luận về đề tài đó.

Cách tốt nhất để nắm vững những kiến thức quan trọng này là ngồi trong lớp học, xung quanh là bạn bè, giảng viên đứng trên bục giảng, và bạn bè sẽ đặt câu hỏi khi không hiểu rõ vấn đề. Nói ngắn gọn, bạn cần phải đến lớp học.

7. Đừng học trong phòng ký túc

Nếu có bảng xếp hạng chính thức về những địa điểm tệ nhất dành cho việc học, phòng ký túc của bạn hẳn sẽ tụt xuống đâu đó giữa đường cao tốc và một buổi biểu diễn nhạc rock cực kỳ ồn ào. Học trong phòng ký túc chỉ có duy nhất một ưu điểm, đó là tiện lợi. Thật không may ưu điểm này cũng không đáng giá lắm, bởi bản thân việc học đã không nên tiện lợi rồi, việc học cần phải hiệu quả.

Và nơi học tập tốt nhất là một môi trường có thể tạo cảm hứng suy nghĩ thông suốt cho bạn, một môi trường không có sự phân tán không cần thiết hoặc có bất kỳ cám dỗ nào dẫn đến sự mất tập trung. Hay nói thẳng ra nhé, HÃY HỌC Ở THƯ VIỆN.

8. Đừng học nhóm

Chừng nào chúng ta còn muốn loại bỏ những trò vui ra khỏi học hành, chúng ta vẫn còn phải chịu một nỗi đau nữa: Hạn chế học nhóm. Thoạt nhìn, những buối học nhóm bao gồm nhiều người và có vẻ có rất nhiều ưu điểm: tính chất giao lưu, buộc bạn có trách nhiệm với việc học, cắt giảm lượng kiến thức lẽ ra bạn phải tự học, và giúp bạn làm sáng tỏ điều khó hiểu. Rất không may, học nhóm thường dễ có hại hơn có lợi. Việc đó không hiệu quả chút nào.

9. Học thêm một chuyên ngành hay ngành phụ.

Học thêm một chuyên ngành hay ngành phụ? Bạn đang đùa đúng không?

Học thêm một lĩnh vực không có nghĩa bạn cần học nhiều môn hơn bình thường. Giả sử bạn đã học một chuyên ngành, và trong một học kì thông thường, bạn học 5 môn: 2 chuyên ngành và 3 môn bất kỳ nào đó. Và nếu bạn học thêm một ngành phụ, hãy nghĩ xem, trong một học kỳ, bạn cũng chỉ học 5 môn. Chỉ khác một chỗ, bạn đã đổi 1 môn bất kì thành 1 môn chuyên ngành phụ. Điều này thật đơn giản!

10. Học cách lắng nghe

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở trường đại học là khả năng lắng nghe. Khi là sinh viên đại học, có thể những kiến giải của bạn còn hời hợt, thiếu độ sâu sắc, chín chắn. Nhưng tất cả chúng ta đều thích bày tỏ ý kiến cũng như niềm tin của mình, và sự tự tin của một người trẻ có thể khiến bạn nhảy xổ vào một cuộc tranh luận với giảng viên hoặc những sinh viên khác. Việc đó không có ích gì với bạn, nó chỉ khiến bạn hung hãng và bảo thủ hơn. Thay vào đó, hãy dành quãng thời gian học đại học để phát triển khả năng lắng nghe và tổng hợp ý kiến.

<quantri.donga.edu.vn/>