9 Kỹ năng thiết yếu nhà quản lý cần sở hữu để quản trị thành công
Liệu bạn đã có đủ tất cả những kỹ năng nhà quản lý cần thiết để chèo lái công ty? Bạn nghĩ thế nào về kỹ năng quản lý của bản thân? Bạn có tin rằng mình đã là một nhà quản trị thực sự, mang trong mình tất cả những kỹ năng được coi là quan trọng trong việc xây dựng bản thân và công ty? Dưới đây là những kỹ năng nhà quản lý cần sở hữu để trở thành nhà quản lý tài ba.
9 kỹ năng nhà quản lý cần có trong quản trị doanh nghiệp
Những kỹ năng nhà quản lý cần sở hữu
1. Kỹ năng giao tiếp
Một quản lý giỏi giao tiếp là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe. Những quản lý này có thể xử lý thông tin hiệu quả và truyền đạt lại cho nhân viên một cách rõ ràng. Do đó, họ luôn đảm bảo nhân viên hiểu rõ tầm nhìn và giá trị của công ty, cũng như đóng góp của nhân viên với mục tiêu đã đề ra.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Đừng lầm tưởng rằng làm quản lý thì chưa cần kỹ năng lãnh đạo! Kỹ năng nhà quản lý lãnh đạo sẽ giúp xây dựng niềm tin và định hướng phát triển hiệu quả cho nhân viên. Cụ thể hơn, muốn được nhân viên tin tưởng, nhà quản lý phải là tấm gương đạo đức và chính trực. Đồng thời, nhà quản lý phải biết cách hoạch định các mục tiêu rõ ràng và giao việc hợp lý dựa trên kinh nghiệm, khả năng, ưu điểm của từng nhân viên. Đừng theo dõi nhân viên! Hãy tin tưởng và cho phép họ có không gian tự chủ, độc lập làm việc và giải quyết vấn đề theo kế hoạch chung đã được thống nhất.
3. Kỹ năng thiết lập mục tiêu
Trong số những kỹ năng mềm dành cho nhà quản lý, kỹ năng thiết lập mục tiêu cũng được xem như một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng. Những nhà quản lý tốt có thể ra quyết định thực thi những việc cần phải làm và thiết lập mục tiêu để đạt được điều đó. Đừng để một ngày trôi qua mà không thực hiện điều gì mà bạn có thể làm. Bạn cần đặt ra sự ưu tiên. Bạn phải tìm ra những gì cần phải làm và đặt mục tiêu cụ thể cho bản thân và cho nhóm của mình. Khi nhà quản lý thiết lập một mục tiêu rõ ràng, nhân viên sẽ cảm thấy có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu đã được đề ra.
4. Kỹ năng thích ứng
Khi biết cách thích ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ, nhà quản lý sẽ hỗ trợ nhóm của mình điều chỉnh theo. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp nhà quản lý duy trì thái độ tích cực để giữ vững tinh thần cho nhân viên khi gặp trở ngại. Thích ứng cũng đồng nghĩa với tư duy sáng tạo và tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề cũ.
5. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Những nhà quản lý hiệu quả luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm làm việc của họ. Bởi vì, kỹ năng nhà quản lý là cần phải nỗ lực xây dựng mối quan hệ với nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào quản lý, từ đó nỗ lực vượt qua kỳ vọng. Ngoài ra, nhà quản lý hiệu quả sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải các mâu thuẫn một cách công bằng và tạo được sự đoàn kết trong nội bộ nhóm.
6. Kỹ năng đàm phán
Một nhà quản lý tốt với khả năng đàm phán tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vậy, họ cần những đòn bẩy, những yếu tố động lực, với điều kiện và tác động từ bên ngoài mới có thể vươn xa hơn trong tương lai. Trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý doanh nghiệp hiệu quả, hãy học kỹ năng đàm phán để có được những nền tảng kỹ năng vững chắc nhất, đưa doanh nghiệp đi xa hơn.
7. Kỹ năng phát triển nhân viên
Các quản lý giỏi luôn xác định được thời điểm thích hợp để phát triển nhân viên. Quản lý hiệu quả là người biết huấn luyện và tạo điều kiện cho nhân viên của mình được đào tạo, nâng cao kỹ năng và tay nghề. Đồng thời, họ cũng biết cách khích lệ kịp thời những nhân viên có đóng góp và làm việc xuất sắc để duy trì mức độ động lực cũng như thúc đẩy tinh thần nỗ lực của nhân viên.
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.
9. Kỹ năng phát triển bản thân
Một nhà quản lý hiệu quả nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Khi sẵn sàng học hỏi, xem những sai lầm và phê bình là động lực để cải thiện và cố gắng tận dụng những tài năng của mình, nhà quản lý sẽ là tấm gương để nhân viên phấn đấu.
Cuối cùng, một lưu ý về kỹ năng nhà quản lý cần sở hữu và tiềm năng trong công việc kinh doanh của công ty. Nếu mỗi nhà quản trị có một sự thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý thì chắc hẳn công ty đó sẽ tạo ra được nhiều tiềm năng trong công việc kinh doanh hơn. Vì lẽ đó, để có thể chèo lái doanh nghiệp phát triển hơn nữa, bạn không thể thiếu được 9 kỹ năng nhà quản lý trên đây.