TỔNG KẾT THỰC HÀNH CTXH 3

        Thực hành là cơ hội để sinh viên làm quen, học tập kinh nghiệm làm việc từ môi trường thực tế. Nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học vào quá trình thực hành, Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Khoa học xã hội & nhân văn, Trường Đại học Khoa học đã xây dựng chương trình học lý thuyết kết hợp song song với thực hành. Các học phần thực hành bao gồm: Thực hành An sinh và các vấn đề xã hội, thực hành CTXH cá nhân, thực hành  CTXH nhóm, thực hành Phát triển cộng đồng. Trong đó, thực hành CTXH nhómlà một trong những học phần quan trọng để sinh viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

      Đối với sinh viên năm 3, lớp CTXH khóa 18 đã được tạo cơ hội có đợt thực tế chuyên môn (thực hành CTXH nhóm) từ ngày 05/06/2023-04/08/2023.Nhằmvận dụng kiến thức, kỹ năng của học phần Công tác xã hội với nhóm vào quá trình xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề của nhóm thân chủ và rèn luyện ý thức - đạo đức nghề nghiệp, định hướng vị trí việc làm trong tương lai. Được sự nhất trí và kết nối của nhà trường, lớp CTXH – K18 được chia thành hai nhóm, nhóm 1 thực hành tại trung tâm cai nghiện đa chức năng tỉnh Thái Nguyên,nhóm 2 thực hành tại địa bàn xã Phúc Trìu - Tp.Thái Nguyên.Khởi đầu của đợt thực hành là buổi ra mắt cơ sở thực tế.

(Ảnh 1: Ra mắt cơ sở thực tế).

     CTXH nhóm là một biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển của con người, đặc biệt là những người yếu thế, có những rối nhiễu chức năng xã hội, giảm bớt những sự căng thẳng, lo âu và nhận ra giá trị bản thân mình từ đó giúp nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh. Những đối tượng sử dụng ma túy phải phụ thuộc vào các chất ma túy, gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe và nhiều vấn đề khác. Nên nhóm 1 thực hành tại trung tâm cai nghiện đa chức năng tỉnh Thái Nguyên đã thảo luận cùng kiểm huấn viên, triển khai các buổi sinh hoạt nhóm với những chủ đề khác nhau về kỹ năng từ chối, kỹ năng giao tiếp, ứng dụng liệu pháp trị liệu tâm lý thông qua vẽ tranh và tổ chức giao lưu văn nghệ - thể thao. Nhằm tạo ra môi trường sinh hoạt cởi mở, vui vẻ để nhóm đối tượng tự tin, bộc lộ nhu cầu của mình và hướng đến cung cấp một số kỹ năng cần thiết.

(Ảnh 2: Nhóm sinh viên thực hành tại cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh Thái Nguyên).

     Còn người cao tuổi là đối tượng ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể, gặp phải nhiều vấn đề thể chất và tinh thần, thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Vì vậy, với sự hướng dẫn của giảng viên Bộ môn và kiểm huấn viên,  nhóm 2 thực hành tại địa bàn xã Phúc Trìu - TP. Thái Nguyên đã xây dựng mô hình câu lạc bộ văn nghệ - thể thao cho người cao tuổi xóm Đồng Nội với các hoạt động tập dưỡng sinh, tổ chức phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hướng dẫn người cao tuổi sử dụng điện thoại thông minh trên các nền tảng xã hội để tiếp cận công nghệ thông tin, đồng thời lồng ghép các chương trình giao lưu thể thao – văn nghệ nhằm nâng cao sức khỏe thể chất - tinh thần cho người cao tuổi.

(Ảnh 3: Nhóm sinh viên thực hành tại địa bàn xã Phúc Trìu, Tp. Thái Nguyên).

     Kết thúc quá trình thực tế đã diễn ra buổi “Tổng kết học phần thực hành CTXH 3” ở cả hai nhóm sinh viên, với mục đích đánh giá kết quả thực hành, những điểm mạnh và hạn chế của sinh viên, từ đó có kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo thực hành CTXH tại cơ sở giáo dục. Thành phần tham dự: Về phía Khoa KHXH&NV, Bộ môn Công tác xã hộicó TS. Tạ Thị Thảo - Phó trưởng Khoa KHXH&NV, trưởng Bộ môn CTXH;  ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai - Trưởng đoàn phụ trách chuyên môn cùng các giảng viên trong Bộ môn CTXH  và 21 sinh viên lớp CTXH K18 thực hành tại 2 cơ sở. Về phía cơ sở thực tế, có sự góp mặt của lãnh đạo cơ sở thực hành, kiểm huấn viên và các cán bộ/nhân viên trong cơ sở.

(Ảnh 4: Tổng kết học phần thực hành CTXH 3).

     Trong buổi tổng kết, TS. Tạ Thị Thảo - Phó trưởng Khoa KHXH&NV, trưởng Bộ môn CTXHđã có bài phát biểu cảm ơn đến cơ sở thực tế và kiểm huấn viên đã tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên trong đợt thực hành, đề nghị tiếp tục được hợp tác cùng cơ sở trong tương lai.

(Ảnh 5: Phát biểu củaTS. Tạ Thị Thảo - Phó trưởng Khoa KHXH&NV, Trưởng Bộ môn CTXH)

     Tiếp theo, ban lãnh đạo tại cơ sở đã phát biểu nhận xét chung các hoạt động trong quá trình thực hành của sinh viên.

(Ảnh 6: Phát biểu của lãnh đạo cơ sở thực tế)

     Trong buổi tổng kết có phần báo cáo lại toàn bộ quá trình thực tế của nhóm sinh viên nhằm thể hiện rõ kế hoạch cho từng hoạt động đã triển khai với nhóm đối tượng thân chủ, đánh giá những kết quả đạt được cùng những thuận lợi, khó khăn gặp phải, nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm.

(Ảnh 7: Sinh viên báo cáo thực hành)

     Sau khi nhóm sinh viên báo cáo tổng kết quá trình thực tế, kiểm huấn viên đưa ranhận xét, đánh giá khách quan về kết quả các hoạt động thực hành, những mặt tích và những mặt hạn chế của sinh viên.  Đồng thời, kiểm huấn viên đưa ra các kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo thực hành CTXH.

(Ảnh 8: Phát biểucủa kiểm huấn viên)

     ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giảng viên hướng dẫn chuyên môn phát biểu nhận xét lại kết quả thực hành của sinh viên.

(Ảnh 9: Phát biểucủa ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giảng viênBộ môn CTXH)

     Kết thúc chương trình là hoạt động phát biểu cảm ơn từ nhóm sinh viên và chụp ảnh lưu niệm.

     Sau thời gian thực tế cả hainhóm sinh viên lớp CTXH –K18 đã có những trải nghiệm thú vị, mới mẻ. Đặc biệt, sinh viên đã vận dụng được những kiến thức lý thuyếttrên giảng đường đại học vào thực tiễn, đồng thờihọc hỏi được nhiều kỹnăng vàrút ra được những bài học kinh nghiệm quýgiá để chuẩn bị hành trang, định hướng việc làm trong tương lai. 

Lý Thị Hoa – Sinh viên lớp CTXH K18.