Chương trình đào tạo Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học
Chương trình đào tạo: | CÔNG TÁC XÃ HỘI |
Ngành đào tạo: | Công tác xã hội |
Mã ngành: | 7760101 |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Thời gian đào tạo: | 4 năm |
Tổng số tín chỉ | 136 |
Tổ hợp môn thi/xét tuyển |
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00) Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) Ngữ văn, Toán, GDCD (C14) Toán, GDCD, Tiếng Anh (D84) |
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CTXH chất lượng cao, trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội, giúp sinh viên có phương pháp tư duy khoa học, có phẩm chất đạo đức, có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
Đồng thời, cử nhân Công tác xã hội được đào tạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội để thực hành nghề nghiệp; có tư duy nghiên cứu độc lập, năng lực chuyên môn vững vàng và khả năng hội nhập, khởi nghiệp cao, năng động, sáng tạo, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Về kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành đào tạo;
+ Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng phát hiện các vấn đề xã hội cũng như các nguồn lực trong xã hội, từ đó vận dụng các kiến thức đã học nhằm nhận diện vấn đề, huy động và liên kết các nguồn lực trong xã hội để giải quyết các vấn đề ở các cấp độ cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng và hệ thống xã hội; có khả năng tham gia hay điều hành các dự án phát triển, điều phối các chương trình hay dịch vụ công tác xã hội.
b. Về kỹ năng:
+ Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;
- Khả năng tư duy logic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế một cách khoa học;
- Có khả năng tư duy và phân tích một vấn đề của cá nhân, nhóm, cộng đồng hay một chính sách xã hội cụ thể từ nhiều góc độ khác nhau theo phương pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành;
- Thực hành thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp (tham vấn, trị liệu tâm lý, tư vấn, can thiệp khủng hoảng, kết nối và điều phối nguồn lực, biện hộ, vận động chính sách, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, huy động nguồn lực, lập kế hoạch trị liệu,…) khi tác nghiệp trực tiếp với các đối tượng khác nhau của CTXH;
- Có khả năng thiết kế và điều phối các chương trình, dịch vụ của CTXH.
+ Kỹ năng mềm:
- Có khả năng trình bày, diễn giải vấn đề;
- Có khả năng làm việc, điều phối các hoạt động và thống nhất các ý kiến của nhóm;
- Có kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng tham vấn, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xây dựng và quản lý dự án, kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm, kỹ năng làm việc với cá nhân;
- Có khả năng giao tiếp, hợp tác với nhiều đối tượng khác nhau;
- Thành thạo tin học văn phòng;
- Có trình độ ngoại ngữ cơ bản để giao tiếp, đọc và dịch các tài liệu về CTXH;
- Có khả năng cập nhật các kiến thức mới, nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.
c. Về thái độ
- Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; chấp hành đúng pháp luật Nhà nước; cầu thị, nghiêm túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc;
- Có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nghiệp, có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc. Từ đó, hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác.
2. VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Trong những năm gần đây, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Công tác xã hội (CTXH) không ngừng tăng lên. Bên cạnh những cơ hội việc làm vốn có như: giảng viên, chuyên viên các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành CTXH; công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, nhân viên xã hội chuyên nghiệp cung ứng các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp, cán bộ các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị - xã hội,… thì hiện nay sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH còn có thêm nhiều cơ hội việc làm mới đó là: nhân viên CTXH trong các bệnh viện; giáo viên dạy trẻ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển; nhân viên tham vấn/tư vấn học đường; cán bộ dự án phát triển cộng đồng…
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Cử nhân Công tác xã hội và có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp:
- Làm việc tại các trung tâm hỗ trợ đối tượng/nhóm/cộng đồng thuộc sự bảo trợ của Nhà nước; Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em, người khuyết tật, sức khoẻ…tại cộng đồng;
- Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi;
- Cán bộ CTXH trong lĩnh vực y tế theo Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế được Bộ Y tế phê chuẩn;
- Cán bộ CTXH trong trường học theo Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành Giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
Triển vọng phát triển nghề nghiệp: Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực công tác xã hội cá nhân, nhóm là rất lớn. Tại các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, quốc tế như: Rồng Xanh, CEPHAD… đã có những sinh viên công tác xã hội đã tốt nghiệp và làm việc trong công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em nhưng số lượng này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.
Cán bộ dự án, cán bộ đào tạo và nghiên cứu trong các dự án phát triển xã hội, phát triển cộng đồng
Sinh viên học ngành CTXH sau khi ra trường có thể trở thành cán bộ dự án phát triển cộng đồng, trợ lý dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển tại các cơ quan phát triển xã hội của Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ LĐTB&XH…), các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo; các Tố chức Phi Chính phủ và Quốc tế.
Triển vọng phát triển nghề nghiệp:
- Có cơ hội phát huy tối đa năng lực của bản thân;
- Có chế độ đãi ngộ tốt, mức thu nhập hấp dẫn.
Nhà quản trị công tác xã hội
- Quản lý các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Làm việc tại các ban, ngành liên quan tới phát triển chính sách xã hội (Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội…), các trung tâm công tác xã hội của Nhà nước; các tổ chức Phi Chính phủ;
- Triển vọng phát triển nghề nghiệp: Trong các ban, ngành soạn thảo, ban hành chính sách xã hội vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên công tác xã hội. Hiện nay đây là một lĩnh vực mới với nhân viên công tác xã hội và tiềm năng phát triển ngày càng lớn.
Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển
Nhân viên CTXH trong bệnh viện (CTXH trong lĩnh vực y tế)
Theo Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020; đến hết năm 2020 sẽ triển khai hoạt động CTXH tại 80% các bệnh viện tuyến trung ương, 60% bệnh viện tuyến tỉnh, 30% bệnh viện tuyến huyện; 40% tuyến xã… Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh đã thành lập Phòng CTXH; đồng thời tuyển chọn, bố trí sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH vào làm việc ở Phòng CTXH trong các bệnh viện để hỗ trợ người bệnh và gia đình…. Có thể kể ra một số bệnh viện trên cả nước đã thực hiện tốt đề án nêu trên như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện đa khoa Tuyên Quang, Bệnh viện Nhi Thái Bình, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A và C – Tỉnh Thái Nguyên,… Và còn nhiều bệnh viện khác ở các tuyến đã bắt đầu thành lập Phòng CTXH và sẽ tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao của Phòng.
Nhân viên CTXH trong trường học (CTXH học đường)
Trên thực tế, những vấn đề xã hội phát sinh trong trường học ngày càng nhiều và cần thiết phải có các nhân viên CTXH kiêm nhiệm hoặc chuyên trách để giải quyết; ngày 25/01/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành Giáo dục giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, đến hết năm 2020, 40% các trường THPT, 30% các trường THCS, 10% các trường Tíểu học có tổ/nhóm CTXH trường học và có hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các học sinh yếu thế, hỗ trợ phục hồi cho những trường hợp học sinh bị xâm hại, bạo lực…
Giáo viên dạy trẻ tự kỷ, trẻ tăng động, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội thì số trẻ bị mắc chứng tự kỷ được phát hiện không ngừng tăng lên. Ở Mỹ trước đây, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ là một trên 1.000 thì nay là một trên 68, châu Phi là một trên 37. Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ nhưng theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nước ta có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Nếu tính theo cách tính của WHO, con số này chừng 500.000. Từ thực trạng gia tăng số trẻ mắc chứng tự kỷ nêu trên dẫn đến các cơ sở, trường mầm non chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ được thành lập trên cả nước cũng không ngừng tăng, kéo theo nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH làm giáo viên can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ ở của các cơ sở, trường mầm non chuyên biệt ngày càng nhiều…
Các cơ hội việc làm khác
- Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…;
- Nhân viên công tác xã hội làm việc trong hệ thống Tòa án, nhà tù, trại giam, các cơ sở giáo dưỡng/ cải tạo,… nhằm giáo dục hòa nhập, trợ giúp tâm lí – xã hội cho các đối tượng, hỗ trợ Tòa án có quyết định tốt nhất cho các đối tượng…;
- Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lý.
Trên đây là những cơ hội việc làm mới cho sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH ở Việt Nam hiện nay. Qua đó cho thấy nhận thức của xã hội về nghề CTXH nói chung và vị trí, vai trò của nghề CTXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng ngày càng được nâng lên. Đây là tíền đề cơ bản cho sự phát triển nghề CTXH ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp như nhiều nước trên thế giới đã làm.
3. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
3.1. Thông tin tư vấn
- Cán bộ tư vấn:
Cô Tạ Thị Thảo, SĐT: 0988.820.020;
Cô Chu Thị Thu Trang , SĐT: 0985.073.746
- Đường link:
Website của Khoa: http://khxhnv.tnus.edu.vn/
Facebook của Bộ môn CTXH: https://www.facebook.com/ctxh.tnus
Thông tin ngành:
- http://sml.tnus.edu.vn/article/nganh-dao-tao-cu-nhan-cong-tac-xa-hoi-156
Thực tập, thực tế:
3.2. Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: http://tuyensinh.tnus.edu.vn/dangky/form-hoc-ba
3.3. Đăng ký xét tuyển hồ sơ tại: Phòng 311, Nhà hiệu bộ Trường Đại học Khoa học, Phương Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên.