NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TƯƠNG LAI

Công nghiệp 4.0 mở ra một kỷ nguyên mới với những tính năng tự động hóa công nghệ, robot tự thích nghi mà không đòi hỏi sự can thiệp của con người. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi không chỉ những gì chúng ta làm mà ngay cả nhân cách con người như: bản sắc văn hóa, sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, cách thức sử dụng thời gian cho công việc, giải trí...Vậy, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò gì đối với cá nhân và xã hội trong cuộc cách mạng này?

1. Nhu cầu nhân lực ngành CTXH

  • Theo khung quốc tế trung bình cần 1 nhân viên CTXH/1.000 dân. Tại Mỹ và Úc, trung bình 2.000 người dân cần có một nhân viên công tác xã hội (CTXH). Ở Singapore, tỉ lệ này là 4.000 người/1 nhân viên.

  • Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, Việt Nam có gần 30% dân số thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có gần 5 triệu trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Việt Nam cần 1 nhân viên CTXH chuyên nghiệp trên 5.000 người dân.  Như vậy, Việt Nam cần khoảng 300.000 nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Hiện cả nước đã hình thành, phát triển được 408 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập. Số lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành CTXH tăng nhanh với 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề. Các tỉnh, thành phố đã hình thành mạng lưới 80.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH ở các hội, đoàn thể các cấp.

  • Kết quả điều tra về nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên ngành này tại TPHCM (được tiến hành trên 4.170 người) cho thấy: Chỉ có 1.037 người (chiếm 24,86%) được đào tạo dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ nghề CTXH, 2.425 người có nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ dài hạn về nghề này trong tương lai. Tuy nhiên cả nước mới có khoảng 70.000 nhân viên CTXH cả đào tạo và chưa đào tạo, như vậy nhân lực ngành CTXH mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu đặc biệt là nhân lực cấp xã, cấp cơ sở.

2. Chính sách hiện hành về nghề CTXH ở Việt Nam hiện nay

  • Thông tư số: 33/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học.

  • Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.

  • Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19 tháng 8 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội; trong đó, quy định mã số, phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội, gồm: Công tác xã hội viên chính (hạng II), công tác xã hội viên (hạng III) và nhân viên công tác xã hội (hạng IV). 

3. Nhu cầu nhân sự ngành CTXH trên Thế giới và tại Việt Nam

4. Người học nhận được đãi ngộ gì khi học CTXH tại trường ĐH Khoa học?

  • Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trường ĐH Khoa học mang đến cho sinh viên môi trường học tập hiện đại, cơ sở vật chất, trang thiết bị phong phú, đảm bảo môi trường học tập thuận lợi nhất với hệ thống phòng học, máy chiếu, phòng máy tính, thư viện trực tuyến với hàng nghìn đầu sách và sân bóng, thể thao, phòng nghiệp vụ thực hành CTXH

  • Về chính sách học phí, học bổng: Học phí theo quy định; nhiều chính sách hỗ trợ tài chính như học bổng toàn phần, hỗ trợ chi phí học tập, vay vốn học sinh – sinh viên, hỗ trợ ở ký túc xá…

  • Về phát triển kỹ năng toàn diện: Bằng phương pháp giáo dục hiện đại, hoạt động nhóm, thuyết trình và các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên tự tin, tác phong chuyên nghiệp, bản lĩnh và nhiều cơ hội thành công trong sự nghiệp. Cụ thể: Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình,…

  • Chương trình đào tạo ngành CTXH: trường Đại học Khoa học được thiết kế dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT và các chương trình đào tạo của các Đại học tiên tiến trên thế giới giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề cơ bản cũng như chuyên sâu liên quan tới lĩnh vực CTXH. Cụ thể, chương trình bao gồm các khối kiến thức về:

- Kiến thức cơ sở về CTXH

- Kiến thức về phương pháp và kỹ thuật thiết kế các nghiên cứu CTXH

- Kiến thức về tổ chức các hoạt động CTXH

- Kiến thức quản trị và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực CTXH

Ngoài ra, người học còn được trang bị hồ sơ năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội: Kết hợp tổ chức các lớp chứng chỉ, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học IC3,…

  • Người học được thực hành nghề nghiệp, thực tập tại: Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên; các cơ sở giáo dục các cấp (Tiểu học, THCS ,THPT) trên địa bàn tỉnh; các cơ quan hành chính nhà nước các cấp (xã, huyện), cơ sở giáo dục tư nhân (trung tâm hỗ trợ cá nhân có nhu cầu đặc biệt),…

5. Năm 2020 ngành CTXH tuyển sinh 3 chương trình đào tạo

  Công tác xã hội Tham vấn Phát triển cộng đồng
Tính mới của CTĐT

Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và hệ thống cơ sở lý luận nghề CTXH như:  khái niệm, hệ thống lý thuyết, quá trình hình thành, các nguyên tắc hành động, quy điều đạo đức, quan điểm giá trị, tiến trình chung của công tác xã hội, các phương pháp thực hành cơ bản và nghiệp vụ cơ bản của CTXH trong một số lĩnh vực đặc thù.

- Nhấn mạnh đến một số lĩnh vực chuyên biệt như:

- CTXH với cá nhân và mô hình quản lý trường hợp

- CTXH với nhóm

- CTXH với tổ chức và wphát triển cộng đồng

- CTXH với người nghèo

- CTXH với dân tộc thiểu số

- CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần

- CTXH trong bệnh viện

- CTXH trong trường học

- Kiến thức và kỹ năng tham vấn chuyên sâu.

- Nhận diện, lý giải, chẩn đoán, đánh giá được các hiện tượng tâm lý xã hội, các rối nhiễu tâm lý.

- Quy trình tham vấn chuyên nghiệp; Các nguyên tắc đạo đức cụ thể trong tham vấn; Nhận diện được vấn đề của thân chủ, xác lập được mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ 

- Lập hồ sơ tâm lý cho thân chủ.

- Phương pháp và kỹ thuật tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn nhóm và tham vấn trong một số lĩnh vực của công tác xã hội (tham vấn học đường, tham vấn trong bệnh viện, tham vấn gia đình,…), từ đó vận dụng kiến thức để tham vấn cho từng trường hợp cụ thể.

- Phương pháp làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng, cách thức tạo mối quan hệ giữa người dân trong cộng đồng với các tổ chức tại cộng đồng và các dịch vụ xã hội tại cộng đồng.

- Phát triển cộng đồng nông thôn, đô thị trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.

- Hoạt động tổ chức cộng đồng và các chính sách với cộng đồng

- Phương pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển cộng đồng cũng như phương pháp xây dựng dự án phát triển cộng đồng.

Cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp:

- Cán bộ dự án, cán bộ đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực CTXH

- Nhà quản trị công tác xã hội

- Nhân viên CTXH trong bệnh viện (CTXH trong lĩnh vực y tế)

Nhân viên CTXH trong trường học (CTXH học đường)

- Giáo viên dạy trẻ tự kỷ, trẻ tăng động, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt

- Các cơ hội việc làm khác

- Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp

- Chuyên viên tham vấn tâm lí

- Cán bộ nghiên cứu tâm lí

- Nhà quản trị các dịch vụ Công tác xã hội

- Tham gia vào chương trình can thiệp trẻ bị tăng động giảm chú ý, chậm nói, tự kỷ, Asperger, chậm phát triển, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt,… với tư cách là tham vấn viên/ trị liệu viên:

- Các cơ hội việc làm khác

- Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp

- Tác viên phát triển cộng đồng

- Nhà quản trị công tác xã hội tại cộng đồng:

- Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển

- Cán bộ phát hiện, sàng lọc, đánh giá trẻ tự kỷ, trẻ tăng động, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại cộng đồng

 

Chúng tôi cam kết: Với tiềm lực mạnh mẽ và nhu cầu xã hội cao, sinh viên có việc làm đúng hoặc gần với chuyên ngành được đào tạo ngay từ khi học năm thứ 3 và sau khi ra trường.