5 kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang bước vào con đường hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Hãy tìm hiểu những kỹ năng mà nhà quản lý cần có trước thềm kinh tế hội nhập.

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng trao đổi công việc với nhân viên.

Nếu bạn muốn lãnh đạo một nhóm, trước tiên bạn cần phải có được sự tôn trọng của đồng nghiệp và để làm điều này, bạn cần biết cách ứng xử với người khác. Tốt hơn hết bạn nên dành thời gian để làm quen với các thành viên trong nhóm, thông qua các hoạt động xã hội, đào tạo đội nhóm để gắn kết các thành viên lại với nhau. Đó là điều mà một quản lý nên làm để phát triển tổ chức của mình.

2. Truyền thông và tạo động lực

Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo kỹ năng giao tiếp của mình thật tốt. Bạn cần phải làm việc với nhiều người từ nhân viên đến trưởng phòng và CEO theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như qua email, điện thoại và các cuộc họp trực tiếp với các bộ phận.

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần thiết lập mối quan hệ tin cậy với nhân viên của mình để họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin với bạn và ngược lại. Đưa ra các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe nhân viên của mình nói nhiều hơn. Khi giao tiếp, hãy cho nhân viên của bạn biết rằng họ quan trọng bằng cách luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ.

Việc thể hiện một thái độ cởi mở, tích cực trong công việc giúp rất nhiều trong việc tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần có những lời khuyên, động viên và quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, điều đó sẽ thúc đẩy tinh thần và đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy mình có giá trị với công ty. Một nơi làm việc tích cực sẽ tạo ra những nhân viên hạnh phúc, có động lực.

3. Lập kế hoạch và tư duy chiến lược

Việc lập kế hoạch và tư duy chiến lược trong công việc sẽ giúp người quản lý phác họa rõ nét những công việc mà họ cần làm để phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc việc tập trung vào các nhiệm hiện tại, bạn cần phải lập kế hoạch cho tương lai. Điều này có nghĩa là thiết lập các ưu tiên phù hợp với mục tiêu của công ty, xem xét các hệ thống và chính sách và tham gia đào tạo và quản lý các hoạt động của đội nhóm.

Lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản lý phác họa thành công những mục tiêu cần đạt được trong công việc. Ví dụ bạn đang là Trưởng phòng của ACB tuyển dụng thì việc lập kế hoạch chiêu mộ nhân tài phục vụ cho sự phát triển của ngân hàng là việc hết sức quan trọng. Bạn cần phải xác định được các kế hoạch tuyển dụng dài hạn, ngắn hạn cũng như tầm nhìn trong thị trường việc làm đầy biến động hiện nay, làm sao để tuyển dụng được nhân sự nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn làm việc và tổ chức công việc một cách hiệu quả hơn

4. Nhận thức về thương mại

Việc nhận diện được các vấn đề về thương mại sẽ giúp nhà quản lý có định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trước những biến động của nền kinh tế thị trường hiện nay. Để thể hiện được điều này, bạn sẽ cần chứng minh rằng bạn: nhận thức được nhiệm vụ và mục đích của tổ chức, hiểu rõ về lĩnh vực mà công ty có liên quan, sở hữu kiến thức về các vấn đề chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp, biết về các đối thủ cạnh tranh. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm việc làm giám đốc kinh doanh thì đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho bạn trong bối cảnh hội nhập hiện nay về thương hiệu doanh nghiệp.

5. Đào tạo

Bên cạnh việc đưa ra quyết định trong công việc, các nhà quản lý cũng cần đóng một vai trò hỗ trợ và đào tạo. Bạn nên chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong công việc cho nhân viên của mình được biết, qua đó giúp họ xây dựng sự tự tin và phát triển năng lực cá nhân đóng góp chung vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Để có thể phải triển năng lực quản lý bạn nên ghi nhớ 5 kỹ năng trên để có thể phát triển công việc một cách tốt nhất và thành công trên con đường trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp.