Tổng quan ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

1.Tổng quan về ngành:

Bộ môn Công tác xã hội thuộc Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên có sứ mạng là trung tâm nghiên cứu và đào tạo uy tín, là nơi tập trung các giảng viên trình độ cao, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế về công tác xã hội, đóng vai trò nòng cốt của mạng lưới các trường đào tạo công tác xã hội ở khu vực phía Bắc.

Hiện tại Bộ môn Công tác xã hội có 03 Chương trình đào tạo: Công tác xã hội, Tham vấn và Phát triển cộng đồng. Giảng viên, nhân viên của Bộ môn gồm 06 GV cơ hữu và hơn 40 giảng viên thỉnh giảng thuộc các lĩnh vực đào tạo liên ngành, song ngành. 100% giảng viên đạt trình độ từ Thạc sĩ trở lên, quy mô đào tạo sinh viên hệ chính quy mỗi năm trung bình từ 50-70 sinh viên/lớp. Hiện tại Bộ môn liên kết đào tạo hệ phi chính quy (liên thông Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học; hệ Đại học VLVH) tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, với quy mô sinh viên ổn định từ 30-60 sinh viên/lớp. 

Theo thống kê gần đây hơn 90% cử nhân do Bộ môn Công tác xã hội đào tạo ra trường đều làm việc đúng ngành nghề đã lựa chọn. Ngoài việc giảng dạy cho sinh viên, Bộ môn Công tác xã hội còn tiến hành hoạt động tham vấn tâm lí và thực hành công tác xã hội cho nhiều đối tượng khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Song song với đó, Bộ môn mở nhiều lớp học đào tạo kĩ năng, kiến thức liên quan đến công tác xã hội cho các đơn vị, tổ chức xã hội tại tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có nhu cầu.

2. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Cử nhân Công tác xã hội nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo các sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức và tinh thần phục vụ nhân dân, có tinh thần say mê nghề nghiệp, đồng thời nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng giải quyết, phát hiện các vấn đề xã hội cũng như tiềm năng ở cộng đồng, huy động và liên kết người dân trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề có liên quan, có khả năng tham gia hay điều hành các dự án phát triển… Đặc biệt, sinh viên có khả năng tiếp cận trực tiếp với các đối tượng tác nghiệp là người dân tộc thiểu số với các kiến thức bổ trợ về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

- Nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo tín ngưỡng, môi trường, dân số, truyền thông...

- Nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, cung ứng các dịch vụ, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội như:

+ Tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể, Ủy ban dân số...), cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông thôn,  bộ phận nghiên cứu thị trường của các đơn vị kinh tế như các tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp…...

+ Hội bảo trợ xã hội của mọi thành phần kinh tế từ Trung ương đến địa phương;

+ Trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người có công, người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi;

+ Trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm, cai nghiện ma tuý, trại cải tạo.

- Tham gia cùng các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến Công tác xã hội: các viện (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Khoa học Pháp lý, Viện Nhà nước Pháp luật, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng…); các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo nhân viên công tác xã hội…

4. Hình thức và thời gian đào tạo: 

  • Hình thức đào tạo: chính quy tập trung. 
  • Thời gian đào tạo: 04 năm

5. Chuẩn đầu ra:

  • Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, kiến thức Công tác xã hội đại cương, CTXH với cá nhân và nhóm, An sinh xã hội, Phát triển cộng đồng, Tham vấn tâm lý và các lĩnh vực của công tác xã hội.
  • Về thái độ, đạo đức: Trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Chấp nhận thân chủ; có ý thức phục vụ cộng đồng; Trung thực, năng động, tự tin; Thực hiện tốt các quy điều đạo đức của ngành CTXH.
  • Về kỹ năng: Sinh viên ngành CTXH phải có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng tham vấn, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xây dựng và quản lý dự án, kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm, kỹ năng làm việc với cá nhân. vv…
  • Về ngoại ngữ: Trình độ A2 khung tham chiếu Châu Âu, có khả năng giao tiếp thông thường và có vốn từ vựng chuyên ngành CTXH căn bản.

6. Chương trình đào tạo: tại đây

7. Liên hệ:

Bộ môn Công tác xã hội

Phòng 311, Nhà hiệu bộ Trường Đại học Khoa học, Phương Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên.

- Điện thoại: 0988.820.020

- Website: http://khxhnv.tnus.edu.vn/                Email: ctxh.tnus@gmail.com

- facebook: https://www.facebook.com/ctxh.tnus/